Tuesday, November 8, 2011

Chương Một - Đứa Con Bị Lãng Quên 1.3

Mái Ấm Tuổi Thơ


                    Joanne đặt ra một yêu cầu cho việc nhận nuôi con mình. Đó chính là con cô phải được gửi vào gia đình nào mà cả bố và mẹ đều đã tốt nghiệp đại học. Một cuộc thu xếp giữa cô và một gia đình gồm một luật sư và người vợ của ông ấy để tiến hành việc nhận nuôi. 24/2/1955, khi đứa bé chào đời thì cặp vợ chồng này lại thay đổi ý định vì họ muốn có một đứa bé gái thay vì một đứa cháu trai. Và bởi vậy số phận đã dẫn đường cho cả Paul và Clara được thỏa ước nguyện mà bấy lâu nay họ khao khát. Cậu bé được đặt tên Steven Paul Jobs.




                    Khi Joanne phát hiện ra yêu cầu đặt nuôi của mình không được đúng như nguyện vọng khi Paul chỉ là một người thợ máy còn Clara chỉ là một thủ thư và cả hai đều chưa bao giờ tốt nghiệp đại học nên cô đã từ chối việc ký giấy chấp nhận cho Paul nhận con nuôi. Việc này trì hoãn nhiều tuần lễ kể cả sau khi đứa bé đã được đem về gia đình của Clara.  Tuy nhiên, Joanne cũng đã đồng ý khi cặp vợ chồng trẻ Paul - Clara đồng ý ký vào một điều khoản rằng cả hai sẽ cố gắng dành dụm tiền nong để đứa bé tương lai có thể học tại đại học.



                    Ngoài ra, một lý do khác khiến Joanne chùng chừ chưa quyết định cho việc ký vào các giấy tờ nhận nuôi khi cha của cô đã đến giai đoạn gần đất xa trời. Cô hy vọng rằng sau khi ông chết đi thì cuộc hôn nhân của cô và Jandali sẽ sớm được tiến hành và như vậy cô sẽ danh chính ngôn thuận làm mẹ đứa bé.



                    Arthur Schieble - cha của Joanne - mất vào tháng 5 năm 1955, thời điểm mà việc nhận nuôi đứa bé bắt đầu có hiệu lực pháp lý vĩnh viễn. Joanne kết hôn với Abdulfattah tại thánh đương Philip the Apostle ở vịnh Green. Lúc này Abdulfattah đã lấy được tấm bằng chính trị quốc tế và vào năm tiếp theo đó, đứa con gái thứ hai của họ ra đời với cái tên Mona. Việc ly dị giữa hai người được tiến hành 7 năm sau lễ cưới. Mọi sự việc liên quan đến cuộc đời của Mona đã được cô thuật lại thông qua quyển tiểu thuyết "Niềm đau chôn dấu". Và kể từ đây, sau khi việc nhận nuôi cậu bé Steve Paul Jobs có hiệu lực pháp lý và được pháp luật bảo hộ thì mãi đến hơn 20 năm sau, số phận về người mẹ ruột và em gái của mình mới được Steve biết đến.



                    Kể từ khi còn nhỏ, Steve Jobs đã ngờ ngợ việc mình là con nuôi.
"Tôi và cả bố mẹ mình đều rất cởi mở về những gì đã xảy ra liên quan đến tôi".
                    Cho đến tận ngày này, sâu thẳm trong trí nhớ của mình về những điều xa xưa, Steve vẫn khắc cốt ghi tâm một câu hỏi làm ông nhói lòng từ một người bạn:
" Có đúng là cha mẹ ruột của mày không thèm mày nữa không"
" Tôi cảm thấy trời đất như chợt sụp đổ dưới chân mình"
                    Steve chua xót nhớ lại khoảnh khắc ấy.

"Tôi chạy vội về nhà và nước mắt nước mũi cứ ứa ra và cha mẹ của tôi đã nói rằng "Con hãy nghe kỹ đây Steve". Lúc đó, cả hai người đều rất nghiêm túc và nhìn tôi rồi nói "Số phận đã đưa con và chúng ta đến với nhau". Cả cha và mẹ tôi đã nói câu ấy từng chữ từng chữ một và nhấn mạnh nó để mong tôi có thể hiểu được nỗi lòng của họ và quên đi mặc cảm của mình"

                    Bị bỏ rơi, con nuôi, đặc biệt là những thứ đã tạo nên một con người Jobs ở thì hiện tại và chính Jobs cũng xem như đó là sự khác biệt của ông so với những người khác. Những người bạn thân nhất của Steve nghĩ rằng chính việc bị cha mẹ ruột của mình từ chối đã tạo ra những vết sẹo hằn sâu lên trong suy nghĩ của Steve.
"Tôi nghĩ rằng nỗi khát khao chiếm hữu mọi thứ mà Steve hiện đang làm chính là đến từ lý do anh ấy bị bỏ rơi ngay từ khi mới được sinh ra"
                    Del Yocam - đồng nghiệp lâu năm của Steve.

          "Anh ấy muốn kiểm soát mọi thứ và những sản phẩm khi xuất xưởng đối với Steve cứ y như là một phần máu thịt của anh ấy vậy" -  Greg Calhoun - bạn thân của Steve sau thời đại học "Trong suốt những cuộc nói chuyện giữa chúng tôi với nhau thì đề tài mà Steve thường nhắc tới chính là việc mình bị bỏ rơi khi vừa mới ra đời. Điều đó làm cho anh ấy trở nên độc lập hơn. Anh luôn làm mọi thứ theo bản năng của mình và theo tôi nghĩ tất cả cũng bởi vì trường hợp quá đặc biệt mà anh ấy phải chịu đựng ngay từ khi lọt lòng"



                    Khi ở độ tuổi bằng cha ruột của mình, Steve lại đóng một vai trong vở kịch "Tấn trò đời"  trở thành một người bỏ rơi chính con đẻ của mình (ông nhận trách nhiệm làm cha của mình sau đó). Chrisann Brenna, người tình đầu tiên của Steve đã mường tượng lại khung cảnh "dứt ruột bỏ con" của Steve và cũng chính những hành động này đã nói lên tính cách dị thường của Steve"là một người bị bỏ rơi thì giờ đây, anh ấy chỉ đơn giản lặp lại vở kịch của quá khứ"

                    Andy Hertzfeld, người từng làm việc cùng với Jobs tại Apple vào đầu những năm 1980 đã có dịp tiếp xúc nhiều với Brenna và cả Steve nhớ lại"Mấu chốt của vấn đề giải thích cho bản tính thất thường của Steve nằm ở chỗ việc Steve bị bỏ rơi bởi chính cha mẹ ruột của mình và tất cả đã trở thành điều ám ảnh mà ngay chính Steve vẫn luôn bị day dứt trong thâm tâm của anh ấy"




                    Jobs không đồng ý với các quan điểm trên:

             "Bị bỏ rơi là một trong những động lực giúp tôi có thêm nghị lực để vươn tới phía trước và nỗ lực hơn nhưng làm quái gì mà nếu cho đó là những hành động về việc cha mẹ ruột của tôi sẽ quay lại và chào đón tôi bởi tôi là một đứa trẻ giỏi giang thì thật là một thứ suy nghĩ lố bịch"

                    Ông khẳng định đầy cương quyết:
     
             "Tôi đón nhận việc mình là con nuôi như một lý do để bản thân tôi trở nên mạnh mẽ hơn nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình bị bỏ rơi cả. Tôi chỉ cảm thấy rằng mình thật đặc biệt. Chính cả ba và mẹ tôi đã làm cho tôi trở nên đặc biệt."


                    Những đoạn trao đổi giữa chúng tôi đôi khi đi đến căng thẳng khi Steve nổi đóa lên lúc tôi dùng cụm từ "cha mẹ nuôi" để nói về Paul và Clara và Steve nói ngay lập tức"Cả hai chính là cha mẹ ruột của tôi và đó là luôn là như vậy"
              
                    Khi nói về Joanne, Steve phát biểu:

             "Công sinh thành không so sáng bằng công dưỡng dục bởi đối với tôi, cả hai người đó chỉ đơn giản là tinh trùng và trứng mà thôi. Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, đơn giản chỉ có vậy."

No comments:

Post a Comment